PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2021-2025

02/12/2022 16:09 Số lượt xem: 25

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Liên hiệp Hội), là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh. Từ khi thành lập đến nay, Liên hiệp Hội được kiện toàn và phát triển tổ chức, vận động các hội trong tỉnh tham gia vào “Ngôi nhà trí thức” chung của tỉnh. Hiện nay, Liên hiệp Hội có 16 Hội thành viên với  tổng số Hội viên trên 300.000.

 

  1. GIỚI THIỆU CHUNG

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Ninh (sau đây gọi tắt là Liên hiệp Hội), là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Ninh. Từ khi thành lập đến nay, Liên hiệp Hội được kiện toàn và phát triển tổ chức, vận động các hội trong tỉnh tham gia vào “Ngôi nhà trí thức” chung của tỉnh. Hiện nay, Liên hiệp Hội có 16 Hội thành viên với  tổng số Hội viên trên 300.000.

Vai trò của Liên hiệp Hội được khẳng định tại Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, trong đó nhấn mạnh, “dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quản lý của Nhà nước, hầu hết các hội được thành lập và hoạt động đúng pháp luật, theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân tương ái, góp phần tích cực vào sự nghiệp ổn định và phát triển của đất nước”.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, từ khi thành lập đến nay,  hoạt động của hệ thống Liên hiệp Hội tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng định rõ nét hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức tỉnh. Công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức hội được chú trọng. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức được triển khai với nhiều nội dung thiết thực, góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào mọi mặt của đời sống nhân dân.

  1. NHỮNG THÀNH QUẢ GIAI ĐOẠN 2011-2020

Trong thời gian qua, hệ thống Liên hiệp Hội tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp và các địa phương trong tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban các Hội ngành toàn quốc tại Bắc Ninh, tổ chức các Hội thảo khoa học, Hội nghị thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao... đồng thời, phối hợp với Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố và các Hội thành viên tích cực học tập, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động về các lĩnh vực Hội và Liên hiệp Hội…tạo ra nhiều hoạt động thiết thực, góp phần tăng cường, động viên, khuyến khích nhân dân trong tỉnh, trong đó có đội ngũ trí thức, tham gia vào các phong trào lao động sáng tạo, đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

MỘT SỐ KẾT QUẢ TIÊU BIỂU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI:

Tổ chức Hội thảo lấy ý kiến cán bộ tham gia đóng góp vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015-2020); tham gia ý kiến tại Hội thảo “Giải pháp đổi mới công tác xây dựng, theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; Đóng góp ý kiến cho các tài liệu sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa X về ”Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”tại Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

          Tham gia ý kiến tư vấn phản biện cho Đề án quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (đô thị lõi); Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030; quy hoạch chi tiết trung tâm xã; đồ án quy hoạch phân khu quần thể di tích lịch sử văn hóa Như Nguyệt; đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...Quy hoạch chi tiết trục đường H, thành phố Bắc Ninh; quy hoạch cảnh quan trục đường Lý Thái Tổ và đường Lê Thái Tổ; quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hoá Quốc gia  Chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh và nhiều đồ án quy hoạch xây dựng khác; tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai; tham gia phản biện một số văn bản Quy phạm pháp luật được UBND tỉnh ban hành như: Quyết định 137/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh (dự thảo thay thế quyết định 167/2008/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 của UBND tỉnh)….

Hội Nhà báo tỉnh đã duy trì việc xuất bản định kỳ Đặc san Người làm báo Bắc Ninh 3 tháng/1 số; Phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về công tác biên tập và quản lý tòa soạn cho học viên là những người làm báo chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh và  công tác tại các tổ chức báo bạn trong khu vực, tổ chức một số Hội thảo khoa học về công tác làm báo trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng xã hội; Phối hợp với Hội Kiến trúc sư ra mắt và thực hiện thường xuyên chuyên mục “Ngôi nhà của bạn” trên truyền hình Bắc Ninh theo định kỳ 2 chương trình/1 tháng. Hội NN&PTNT tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hàng trăm lớp tập huấn về thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VIETGAP, kỹ thuật mới trong sản xuất VAC... Hội khuyến học tỉnh đã xuất bản các bản tin nội bộ (700 đến 900 cuốn/mỗi số), phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh, các cơ quan truyền hình Trung ương VTV2, VTV6, VTV14 tuyên truyền về các điển hình khuyến học trong tỉnh.

Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh, hỗ trợ tiếp cận các kỹ thuật tiến bộ như: Đề tài: Nghiên cứu những giá trị lịch sử văn hoá của văn bia tỉnh Bắc Ninh nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương; Giải pháp công nghệ điều khiển tự động nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của động cơ điện và tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ; Ứng dụng thử nghiệm công nghệ bảo dưỡng và và tái sinh nguội mặt đường bê tông nhựa TL-2000 trên địa bàn tỉnh; Áp dụng kỹ thuật cấy chỉ catgut điều trị hen phế quản... Hội thảo:“Nguyễn Cao và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo”,“Vùng văn hóa Luy Lâu và công tác phát triển ngành du lịch ở Bắc Ninh”, “Di sản văn hóa xã Đức Long”, “Nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”,....ô hình trồng Cam Canh tại Từ Sơn, mô hình trồng Thanh long ruột đỏ tại Gia Bình, mô hình trồng ổi Đài Loan tại Quế Võ, đề tài sản xuất thử nghiệm giống cà chua đen chất lượng cao tại huyện Thuận Thành...

  1. PHÁT HUY VÀ ĐẨY MẠNH VAI TRÒ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2021-2025

  1. Thực trạng:

Trong tình hình đổi mới, hội nhập hiện nay, chúng ta cần có sự nhận thức lại về vai trò, vị trí của Liên hiệp Hội và các tổ chức hội, khẳng định nó có vị trí, là một trong 3 trụ cột phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng GDP cho đất nước, giải quyết được việc làm cho nhân dân lao động…

Hệ thống Liên hiệp Hội đang hoạt động thường gặp những khó khăn:

Thứ nhất, khó khăn về nhận thức đối với hệ thống Liên hiệp Hội. Người Việt Nam có câu “danh chính ngôn thuận”. Vì chưa được “chính danh” nên dù có những điển hình tốt trong hệ thống Liên hiệp Hội song cũng chưa được tôn vinh.

Thứ hai, khó khăn ở khung pháp lý.

Thứ ba, là khó khăn trong tiếp cận nguồn lực. Tại sao chúng ta trải thảm đỏ thu hút các doanh nghiệp FDI trong khi đó việc hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa lại hạn chế.

Cuối cùng là khó khăn về năng lực. Đó là năng lực của chính đối với hệ thống Liên hiệp Hội còn hạn chế. Không thể thu hút các nhà khoa học, người tài, bởi họ nhận thấy hệ thống Liên hiệp Hội vẫn chưa được chính danh. Năng lực của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng về hệ thống Liên hiệp Hội cũng còn hạn chế, mà nguyên nhân trực tiếp là do hạn chế về nhận thức đối với hệ thống Liên hiệp Hội. Thứ nữa là năng lực của các nhóm yếu thế cũng rất yếu. Do đó, những vấn đề này cần được nhìn nhận để có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong thời gian tới.

Một số nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất, về mặt nhận thức, thực tế nhiều cán bộ Nhà nước không hiểu rõ vai trò của hệ thống Liên hiệp Hội và các tổ chức phi chính phủ nên không có cơ chế khuyến khích các tổ chức này hoạt động.

Thứ hai, thiếu một bộ các quy trình có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, hệ thống Liên hiệp Hội. Hệ thống Liên hiệp Hội cần được thống nhất và có cơ sở pháp lý để hoạt động tốt hơn.

Để giải quyết tổng thể các khó khăn này, về mặt chính sách, pháp luật cần có quy định cụ thể để khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện để hệ thống Liên hiệp Hội hoạt động theo đúng pháp luật. Các quy định phải rõ ràng hơn, đơn giản hơn.

  1. Khuyến nghị, giải pháp

Thứ nhất, phải có thay đổi về cách nhìn. Toàn xã hội phải nhìn đúng, theo một hướng về các tổ chức này, nhìn đa chiều sẽ gây khó khăn.

Thứ hai, phải đảm bảo cho hệ thống Liên hiệp Hội được hoạt động chính danh. Các tổ chức xã hội bị chi phối bởi rất nhiều quy định, chi phối bởi rất nhiều luật. Những quy định liên quan đến hội thì nhanh chóng ban hành Luật về Hội…

Thứ ba, nên có tiếng nói chung giữa xã hội, giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội. Phải là tiếng nói đồng thuận để có thể hỗ trợ cho các tổ chức này.

Thứ tư, Nhà nước phải là “bà đỡ” cho hệ thống Liên hiệp Hội, nếu không phát triển bền vững thì không thể tồn tại.

Thứ năm, hệ thống Liên hiệp Hội phải có cơ hội tiếp nhận các nguồn lực xã hội, quốc tế, đặc biệt nguồn lực từ phía Nhà nước, rõ ràng các tổ chức này có quyền được tiếp cận ngân sách Nhà nước…

Thứ sáu, bản thân hệ thống Liên hiệp Hội phải tự nâng cao năng lực nếu không xã hội không thừa nhận, đối tác không thừa nhận thì không thể phát triển.

  1. “Vừa đợi vừa làm”:

Trong khi chưa có đầy đủ hệ thống chính sách cụ thể và thống nhất để hỗ trợ đầy đủ cho hệ thống Liên hiệp Hội, Liên hiệp Hội cần phải tích cực hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động của cả hệ thống đề khẳng định vị trí, vai trò và góp sức phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là giai đoạn hiện nay với khủng hoảng của đại dịch Covid đang diễn ra.

Câu hỏi đặt ra: Chúng tôi/chúng ta cần làm gì và làm được gì để phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đối với khu vực doanh nhỏ và vừa tỉnh?