Đoàn Luật sư tỉnh quan tâm bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng cho luật sư

19/05/2022 16:57 Số lượt xem: 120

Thời gian qua, dưới sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, sự quan tâm, tạo điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ của  Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành, bên cạnh các hoạt động về lĩnh vực truyền thống, Đoàn luật sư tỉnh còn coi trọng mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý, hướng tới các lĩnh vực tiềm năng như kinh doanh thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài, thuế, bất động sản, quản trị doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,...Để làm tốt công tác tranh tụng của các vụ án thì kỹ năng tranh tụng của Luật sư luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong các vụ án hình sự năm 2021”

Hiện nay, tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã góp phần thúc đẩy thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của tòa án, nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Với phương châm xây dựng đội ngũ luật sư tâm sáng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích cao quý của nghề; thượng tôn pháp luật và bảo vệ quyền lợi ích hợp, pháp chính đáng của tổ chức, cá nhân; nắm bắt kịp thời tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế, quốc tế; bảo vệ công lý, quyền lợi của khách hàng, quan tâm đến nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội,…tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, góp sức cùng các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương. Thời gian qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã thường xuyên tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kỹ căn bản về tranh tụng trong các vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 02/01/2002, của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; nhiệm vụ trọng tâm và cải cách tư pháp xác định “tranh tụng trong xét xử là khâu đột phá, đảm bảo quá trình tố tụng hình sự khách quan, dân chủ, bình đẳng giữa các bên buộc tội, bên gỡ tội và những người tham gia tố tụng khác”. Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 1988 và 2003 thì mô hình tố tụng vẫn nghiêng về tố tụng thẩm vấn còn tranh tụng tại phiên tòa chưa được coi trọng. Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2015 đã dành mục V, chương XXI để quy định về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời coi đây là nội dung cốt lõi để thể hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xem xét theo tinh thần Hiến pháp năm 2013,… được triển khai sâu rộng đến 100% luật sư do Đoàn Luật sự tỉnh quản lý và đó cũng là những nội dung chính được các luật sư quan tâm nghiên cứu, triển khai thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế cho thấy, việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đối tượng khác,… mà còn góp phần giám sát hoạt động của cơ quan, người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự./.